mẹ ơi tại sao lại là kệ rỗng? [Pur.ty1]

George R.R. Martin từng nói “A reader lives a thousand lives before he dies. The man who never reads lives only one.”

Tạm dịch: “Người đọc sách sống một ngàn cuộc đời trước khi chết, người chưa từng đọc chỉ sống được một mà thôi”

Với tôi điều đó còn đúng cả với phim, sự vật sự việc, chuyện phiếm… hay hình mẫu (role model) tôi yêu thích nữa. Cái thói quen đọc + xem lại nhiều lần những gì tôi tin tưởng đã ngấm sâu vào con người này rồi, như bài ghi chú của bạn tôi cách đây 7-8 năm vẫn luôn là động lực mỗi khi tôi gặp khó khăn tương tự. Tôi băn khoăn liệu rằng sức mạnh của ngôn từ có thể lớn tới đâu nữa?

Cũng là cái thời xa xưa ấy, tôi không thể ngờ rằng ngày nào đó tôi sẽ đam mê Kpop – thứ hào nhoáng không chân thực cùng đội ngũ fan cuồng thật là 3 chấm… nhưng tương lai nên đầy bất ngờ đúng không nào? Và khi tôi dự định viết chuỗi bài này, tôi đã gõ câu chủ đề của bức tranh bên dưới *chỉ chỉ * lên google để xem thiên hạ họ nói gì về Kpop? Những bài trả về y hệt hai đầu tiền tuyến, nửa thì lên án fan cuồng rồi kì thị Kpop, nửa còn lại tôn vinh thần tượng mang tới cảm xúc của thanh xuân, sự nỗ lực hay truyền tự tin … thực tình thì tôi đã nghĩ người viết bài đó hẳn là cô cậu mộng mơ 20s (cảm ơn). Vậy còn người phụ nữ 30s này sẽ nhìn nhận Kpop thế nào đây? Bạn có tò mò không nào? Nếu say yes thì hãy đọc tiếp nhé.

 “Đôi khi sân si chút chút sẽ cảm thấy cuộc sống thú vị hơn!” – Thắng đã nói thế.

Khi chúng ta tới một độ tuổi nào đó, thay vì những sắc thái đa dạng trước kia ta không cần cố gắng tô điểm thì giờ đây ta lại vô thức vẽ lên một màu trầm chai sạn, không quan tâm, không chia sẻ, không thể hiện; Giống như một con dao hai lưỡi, bảo hộ bạn (như chiếc vỏ) cũng khiến bạn giống (con ốc sên) và chúc mừng vì bạn đã trúng giải một cái đầu lạnh kết hợp cùng một trái tim lạnh nhé.

Tên bức tranh: Pur.ty
Chủ đề: Thần tượng Kpop đã dạy tôi những điều gì?
Ngày bắt đầu: 6-Ja-21. Ngày hoàn thành: 10-Ja-21

Mò lại trong đám trí nhớ lõng bõng mơ hồ của tôi, G-Dragon đã từng có buổi nói chuyện trong một chương trình giải trí (khoảng 2009). Khi bàn luận về chủ đề làm sao để người nghệ sĩ giữ được sự sáng tạo khi hoạt động nghệ thuật, GD nói rằng anh luôn nuôi dưỡng trong mình những cảm xúc con trẻ – thứ mà sẽ mang tới “linh cảm s”.

Lần gần nhất trả lời ELLE Taiwan (2017) khi được hỏi: Trong tất cả những thứ mà bạn sở hữu, thứ gì mà bạn hoàn toàn không muốn mất đi cho dù thời gian có thay đổi?

Sự ngây ngô. Rất nhiều sự sáng tạo của tôi đều từ đó mà ra. Bạn có thể thấy rằng khi sự ngây ngô bị mất đi, con người sẽ bó hẹp để mặc một kiểu quần áo hay viết một thể loại nhạc nhất định. Thực sự thì, nếu như lúc này bạn hỏi tôi có đang hạnh phúc không, tôi không thể thật lòng trả lời bạn rằng tôi hạnh phúc. Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng tôi vẫn rất thuần khiết.”

Suy rộng ra thì theo tôi, câu trả lời này hoàn toàn có thể ứng dụng trong các khía cạnh khác của đời sống.

Năm 2015, GD tổ chức buổi triển lãm về Nghệ thuật hiện đại đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Một bên cho rằng anh sử dụng chúng nhằm mục đích lợi nhuận (hoặc tăng độ nổi tiếng) chứ người hâm mộ thì hiểu gì về mấy bức tranh đó??? Sau đó, anh được mời tham dự chương trình “Biểu tượng văn hóa đại chúng”:

“Tại sao không dùng cách khác ngoài nghệ thuật hiện đại để quảng bá?” – chú dẫn chương trình hỏi.

“Nó cũng là một cách quảng bá nhưng không phải là xấu, kể cả về mặt thương mại. Giống như một đứa trẻ, nếu chúng có đồ chơi đẹp hay đồ ăn ngon sẽ chia sẻ với bạn thân. Em chỉ nghĩ đơn giản muốn chia sẻ với mọi người những điều hay em đã học được trong nghệ thuật.” – GD trả lời.

(Trước đấy chú dẫn chương trình đã đề cập vài câu hỏi khác liên quan gián tiếp thắc mắc này, nhưng sau khi nghe chia sẻ trên thì có vẻ chú ý đã rất hài lòng)

Tôi tự hỏi tại sao đa phần người lớn đều thích (ngưỡng mộ) trẻ con? Phải chăng vì chúng như những chiếc kệ rỗng với ước vọng sẽ treo thật nhiều đồ đẹp, và biểu cảm chân thật khi rung động, phản ứng với tác động của yếu tố ngoại cảnh thật đáng ghen. Nhưng người lớn cũng có thể làm những việc đó để có thể tự luyến chính mình mà? À, có phải là vì kệ của người lớn càng ngày càng đầy (biết quá nhiều) nên phải lựa chọn thật kỹ (sợ hãi kết quả) không? Mỗi lần trong đầu tôi có tí lóe lên mấy ý nghĩ cân đo đong đếm, tôi lại nhớ tới câu chuyện nổi tiếng của chú Steve Jobs về “Connecting the dots”:

“Chúng ta không thể kết nối các điểm khi nhìn về tương lai, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại quá khứ”

Vì vậy nên, tôi trân quý sự ngây ngô khôn xiết (có lúc nó chiếm lĩnh cả thân thể), để được thử nghiệm và tận hưởng chính mình thật nhiều, dù rằng đôi khi tôi sợ hãi sự mãnh liệt đó: Những cái mong muốn được biết, được thể hiện, được chiếm hữu đó. Và trung thực mà nói thì tôi đã không thể kiểm soát được nó khi tuổi còn đôi mươi, thật may là trải nghiệm sống đã giúp tôi rất nhiều sau này.

Nhưng mà, cảm ơn nhé, vì vẫn luôn ở lại đây.

Tương lai nếu có con tôi sẽ nói với nó: “Hãy là cái kệ rỗng con nhé”. Ngước đôi mắt xoe tròn long lanh đáp lại: “Mẹ ơi tại sao lại là kệ rỗng?”

_______________________________________*Còn tiếp, nếu đứa trẻ trong tôi không bận rộn chơi đùa*_

Ps. Không thực sự liên quan lắm, nhưng khi dùng trí tưởng tượng để đọc một đoạn lời trong bài hát Dear Name (IU), tôi thấy trong mình cũng có một đứa trẻ:

“Đứa trẻ vẫn luôn đứng trước mặt tôi

Đầu cúi thấp nhưng không hề buồn khóc

Khi tôi buồn bã chìa tay ra, đứa trẻ ấy bỏ chạy mất

Nên tôi phải nắm víu lấy khoảng không hiu quạnh bên mình”

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s